Có 6 số liệu chính bạn cần theo dõi để hiểu được hiệu quả trang Facebook của mình như thế nào, vì sao bạn cần tới chúng và tìm chúng ở đâu:
- 1 Fan Reach
- 2 Organic Reach
- 3 Engagement
- 4 People Talking About This (hay Storyteller)
- 5 Click-Through Rate
- 6 Negative Feedback
Mục Lục
1 – Fan Reach
Fan reach đơn giản là số fans của Page có thấy bất kì bài post nào của Page. Đây là độ reach “tự nhiên”, nghĩa là nó chỉ ra số người trực tiếp thấy bài post mà không phải thông qua hành động của bạn của fan (như like, share hoặc bình luận). Lượt view từ hành động của bạn của fan được tính vào trong lượng “viral”.
Xem số liệu fan reach này ở đâu?
Trong giao diện thống kê của Facebook thực tế không có sẵn thông số này mà chỉ có trong tập tin Excel lúc bạn trích xuất dữ liệu (Export Data) và tải về.
Để xem được dữ liệu về fan reach, trước hết bạn cần trích xuất dữ liệu thành tập tin Excel.
Chọn định dạng cho tập tin, chuỗi thời gian và chọn “post level data”.
Fan reach chính là cột “Lifetime Post reach by people who like your Page” trong tập tin Excel.
Vì sao số liệu fan reach lại quan trọng
Fan reach của mỗi bài post có lẽ là số liệu quan trọng nhất cần theo dõi. Nó giúp đo lường độ hấp dẫn của nội dung của bạn đối với fan và đánh giá chất lượng fan của Page như thế nào.
Thường các fan mà bạn có được từ các cuộc thi (hay tệ hơn là có từ việc mua “fan”) sẽ có xu hướng giấu đi, ẩn đi (hide) nội dung từ Page của bạn khỏi news feed của họ (có thể họ tham gia Page vì mục đích khác). Nếu họ không trực tiếp làm thế thì do sự thiếu quan tâm của họ tới nội dung của bạn (kéo theo đó là thiếu tương tác) mà Facebook cũng sẽ thôi không hiển thị nội dung của bạn lên News Feed của người dùng nữa. Điều này thuộc về thuật toán EdgeRank tính toán ra.
Fan reach là số liệu đo lường sức khỏe trang Facebook của bạn, Chất lượng của fan càng cao và nội dung của bạn càng thú vị thì càng có nhiều fan (và cả fan tiềm năng) bạn reach tới.
2 – Organic Reach
Organic reach là số người, kể cả là fan và không phải là fan, có thấy bài post của bạn. Tương tự như fan reach, organic reach chỉ tính lượt xem không phải từ một hành động của bạn của fan (hành động đó được tính trong viral reach).
Điểm khác biệt thực sự so với fan reach là organic reach bao gồm cả lượt view của những người không phải là fan của Page nhưng họ trực tiếp truy cập vào Page của bạn hoặc thấy nội dung của Page thông qua widget (ví dụ như Like Box gắn trên website/blog của bạn).
Xem số liệu organic reach này ở đâu?
Số liệu organic reach rất dễ tìm thấy trong Facebook Insights. Trong Insights, bạn click vào con số đằng trong cột Reach sau mỗi bài post và đưa chuột vào cột màu xanh sẽ thấy được con số reach cụ thể là bao nhiêu.
Click vào con số đằng trong cột Reach sau mỗi bài post và đưa chuột vào cột màu xanh bạn sẽ thấy được con số reach cụ thể là bao nhiêu.
Không như fan reach cần phải tải về tập tin Excel để xem, bạn vẫn có thể kiểm tra số liệu này ngay trên Facebook. Nhưng lưu ý rằng organic reach có thể khác xa so với số liệu fan reach.
Dưới đây là ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa hai Page khi so sánh kết quả của hai số liệu này.
Khác biệt giữa Fan Reach và Organic Reach
Như bạn có thể thấy, organic reach có thể không phản ánh chính xác lượng fan reach. Vậy trước khi sử dụng organic reach thay vì fan reach, bạn hãy kiểm tra lại liệu có sự khác biệt quá lớn giữa hai số liệu hay không.
Vì sao số liệu organic reach lại quan trọng
Organic reach có thể thay thế số liệu fan reach trong đo lường, nhưng chỉ khi sự khác biệt xét về trung bình giữa hai số liệu là không quá lớn dựa trên số fan của Page.
Số liệu organic reach có thể giúp bạn tìm ra cách cải thiện sự xuất hiện tự nhiên cho nội dung của Page. Lấy ví dụ, khi organic reach và fan reach suýt xoát bằng nhau thì thường điều đó có nghĩa người dùng không thể thấy được nội dung của bạn một khi họ chưa là fan của bạn.
Nguyên nhân có thể là do bạn chưa truyền thông đúng cách fan page trên các kênh marketing khác. Nếu bạn có website, blog và newsletter mà không thấy được sự khác biệt tương đối nào giữa organic reach và fan reach thì có thể ẩn ý rằng bạn không hấp dẫn được thêm đối tượng mới nào (mà chưa phải là fan) cho nội dung của mình.
Khi ấy, hãy thử chiến lược quảng cáo tốt hơn cho Page trên các kênh marketing khác và xem điều kì diệu nào xảy đến.
3 – Engagement
Theo Facebook, xét ở mức mỗi bài post, engagement là “số người click vào bất kì nơi nào trong bài post của bạn”.
Engagement được tính là số người click, bình luận và chia sẻ và những người có xem video hoặc có click vào liên kết hay hình ảnh bạn post lên. Hay cả khi bạn click vào tên của người bình luận, nhấn like cho một comment, click vào tên Page hay kể cả người đưa negative feedback về cho Facebook bằng cách report nội dung của bạn thì cũng được tính vào chỉ số engagement này.
Đây là số liệu quan trọng thứ hai, chỉ sau số liệu về reach. Reach cho bạn biết có bao nhiêu người có thể đã thấy nội dung của bạn; engagement là số người có tương tác với nội dung của bạn.
Xem số liệu engagement này ở đâu?
Trong Facebook Insights, bên phải cột số liệu Reach bạn sẽ tìm thấy số liệu về engagement cho mỗi bài viết.
Sự khác biệt giữa fan reach và organic reach có thể thay đổi rất lớn giữa Page này so với Page khác.
Vì sao số liệu engagement lại quan trọng
Nếu bạn thực sự nghiêm túc trong đo lường hiệu quả chiến dịch Facebook marketing của mình thì có thể nói số liệu engagement là số liệu quan trọng thứ hai cần theo dõi, dù đó là hành động như like, bình luận, hay chia sẻ nội dung, hoặc theo kiểu “thụ động” hơn như xem video, click vào liên kết hay click vào hình ảnh.
Và vì không phải chỉ cần những updates của mình được xem bởi càng nhiều người càng tốt, mà cái bạn cần là đảm bảo nội dung đó gây được sự thích thú nào đó nơi đối tượng mục tiêu. Số liệu engagement là số liệu duy nhất đo được sự thích thú này.
Một lưu ý rằng khi đo lường, bạn đừng chỉ nhìn vào những con số trong Insights. Nó rất là “thô”. Để thực sự hiểu được số liệu đó và có được sự so sánh giữa các nội dung, bạn phải nhìn vào số người tương tác so với số người mà bài post reach tới.
Cách duy nhất để so sánh mức tương tác giữa các nội dung là tính ra phần trăm. Cách tính này cho bạn một con số có thể dùng được trong đo lường hiệu quả của mỗi bài post của bạn.
Nếu chỉ dựa vào những con số engaged users đơn thuần, bạn sẽ không bao giờ biết được hiệu quả tương tác có được của một bài post cụ thể là do chất lượng của nội dung hay chỉ đơn giản là do được hiển thị ra với nhiều người. Công thức trên giúp bạn hiểu được kết quả của mình với một con số phần trăm cụ thể để có thể so sánh được giữa các bài post với nhau.
Tính ra tỉ lệ phần trăm cho mỗi bài post giúp bạn so sánh được hiệu quả giữa các bài post với nhau.
4 – People Talking About This (hay còn gọi là Storytellers)
Dữ liệu “People Talking About This” trong Facebook Insights đôi khi còn được gọi là “Storytellers”, là một trong những số liệu của Facebook mà không có nhiều người hiểu hết được.
Số liệu này một phần nằm trong số liệu engagement, nghĩa là số “người nói” về bài post được bao gồm vào trong số người “tương tác (engage)” với bài post đó.
Khác biệt giữa PTAT so với số liệu engagement ở trên là PTAT thể hiện rõ số fan của bạn đã có hành động nào đó để thể hiện tương tác trên Page và tương tác đó hiện ra trên News Feed của bạn của fan này.
Số liệu PTAT chỉ đo ba loại hành động: Likes, bình luận và chia sẻ.
Xem số liệu People Talking About This này ở đâu
Ngay trong Insights, bạn sẽ thấy bên cạnh cột Engaged Users và Reach là cột “People Talking About This”.
Khi click vào con số “Peolple Talking About This” của mỗi bài post, bạn có thể xem được cụ thể từng hành động trên bài post.
Vì sao số liệu “People Talking About This” lại quan trọng
PTAT thể hiện tính “viral” của nội dung. Một trong những động lực khiến bạn tạo Facebook fanpage có thể là để liên kết với bạn bè của các fan hiện hữu một cách miễn phí! Số liệu “People Talking About This” là số liệu tốt nhất cho bạn biết có bao nhiêu nhiêu người sẵn lòng giới thiệu bạn với bạn bè của họ.
Khi người dùng nhấn Like, bình luận hay chia sẻ một bài post trên Page của bạn, Facebook có thể quyết định cho hiện nội dung này đến bạn của người này hay không để cho biết người này đã like, bình luận hoặc chia sẻ nội dung từ Page của bạn. Chữ “có thể” được nhấn mạnh ở đây bởi vì Facebook giới hạn lượng reach của story bạn tạo ra.
Thay đổi trong thuật toán gần đây của Facebook đã chú trọng hơn đến tương tác của người dùng trên Page và vì thế Facebook là một cách hữu hiệu để đưa nội dung viral được đi xa hơn.
5 – Click-Through Rate
Click-through rate, hay CTR, một cái tên ắt hẳn mọi người đều cảm thấy quen thuộc bởi nó cũng xuất hiện trong email marketing, quảng cáo banner, quảng cáo PPC (chiến dịch Adwords hay chất lượng trang đích).
CTR trong Facebook cũng tương tự như trong các công cụ khác xét về mặt khái niệm. Click-through rate cho bạn biết số người đã click vào liên kết trong nội dung, hoặc click vào để xem video hoặc phóng to ảnh có trong nội dung của bạn.
Xem số liệu Click-through Rate này ở đâu
Trong giao diện Facebook Insights, khi bạn click vào con số Engaged Users sẽ xem được số người cụ thể đã click vào gì trong nội dung có trên Page.
Nếu nội dung đó là liên kết thì bạn sẽ thấy là “Link Clicks”; nếu là video bạn sẽ thấy là “Video Plays” và nếu đó là hình ảnh thì sẽ là “Photo Views”.
Tùy thuộc vào loại nội dung bạn cần theo dõi mà sẽ thấy click-through rate là “Photo Views”, “Video Plays” hay “Link Clicks”.
Vì sao số liệu click-through rate lại quan trọng
Tới đây bạn đã biết được có bao nhiêu người có thể đã thấy được nội dung của bạn (số liệu về reach) và hay hơn nữa là biết được có bao nhiêu trong số họ cảm thấy thú vị để tương tác với nội dung (engaged users) như đã nói ở trên.
Nhưng kết quả cuối cùng bạn muốn biết là có bao nhiêu người cảm thấy đã đủ thú vị và chú ý đến nội dung của bạn, nghĩa là họ xem video, hình ảnh của bạn hay click vào xem có gì trong liên kết ấy.
Số liệu click-through là nấc cuối cùng trong hình phễu đo lường chất lượng nội dung của bạn. Vì thế hãy chú ý đến nó hơn nữa.
6 – Negative Feedback
Negative feedback (feedback “xấu”, phản hồi “xấu”) là hành động “xấu” do fan thể hiện với một nội dung nào đó của bạn. Đó có thể cho ẩn đi một bài post, ẩn hết mọi bài post đến từ Page của bạn, unlike Page hay thậm chí tệ hơn nữa khi họ report bạn là spam.
Nói đơn giản thì negative feedback đếm số người thực sự không thích nội dung đến từ bạn hoặc những gì xuất hiện trên newsfeed của họ.
Xem số liệu negative feedback này ở đâu
Trong giao diện Facebook Insights, bạn click vào số Engaged Users sẽ thấy số người đưa tin negative feedback, nếu có, ở cuối cửa sổ hiện ra.
Click vào số Engaged Users của mỗi bài post bạn sẽ thấy negative feedback của bài post, nếu có.
Trong trường hợp bạn muốn xem tường tận hơn số liệu này thì có thể tải về dữ liệu này dưới dạng tập tin Excel như làm với số liệu fan reach nói trên.
Vì sao số liệu negative feedback lại quan trọng
Trong đo lường nếu biết tận dụng bạn có thể biến những bất lợi trở thành lợi thế cho mình, Với Facebook, negative feedback là chỉ số đo lường sức khỏe Page của bạn. Nếu bài post nhận được nhiều negative feedback sẽ mất đi cơ hội được hiện thị ra với nhiều người hơn và Page có negative feedback trung bình ở mức cao sẽ mất dần đi khả năng reach của mình.
Thế nên, nếu bạn muốn làm Facebook marketing hiệu quả thì cần có cái nhìn kĩ hơn vào negative feedback và giữ nó càng thấp càng tốt.
Và cũng như với mọi số liệu engagement khác (engaged users, people talking about this, clicks…) khi đo lường negative feedback, bạn đừng chỉ nhìn vào những con số thấy trong Insights mà hãy chuyển nó thành một con số phần trăm dựa trên số người đưa tin negative feedback và số người mỗi một bài post reach tới. Có như thế negative feedback mới thể hiện hết được ý nghĩa của nó và giúp bạn so sánh được dữ liệu giữa các bài post khác nhau
Thông thường tỉ lệ negative feedback nằm ở mức 0,1%.
Đọc dữ liệu negative feedback cũng như engagement dưới dạng phần trăm.
Trên đây là một vài chỉ số chính cần đo lường khi làm Facebook marketing và vì bạn muốn thành công với Facebook thì trước hết cần hiểu được ý nghĩa dữ liệu đang có trnog tay và bạn sẽ thấy chúng hữu ích như thế nào.
Ban đầu, để làm quen với các số liệu, lời khuyên cho bạn là nên tự tay tính ra các con số. Một khi đã quen thuộc với cách tính và các con số mới dùng thêm các công cụ bên thứ ba để hỗ trợ cho công việc. Một vài công cụ miễn phí có thể giúp bạn như Page Analyzer và Simply Measured (bản miễn phí), hoặc trả thêm phí để có thể dùng các công cụ như Quintly, Pagelever, Wisemetrics.
Chúc các bạn có được những chiến lược và chiến dịch Facebook marketing ngày một hiệu quả hơn.